NỘI QUY AN TOÀN KHI SỬ DỤNG BÌNH CHỨA KHÍ NÉN
1.
YẾU TỐ NGUY HIỂM KHI LÀM VIỆC VỚI BÌNH KHÍ NÉN
Nổ áp lực: Có
nguy cơ nổ khi bị nung nóng, đổ ngã , va đập . . .
hoặc khi bình bị ăn mòn, rỗ quá mức qui định.
Nguy cơ nổ cháy
môi chất, rò rỉ môi chất độc chứa trong bình.
Điện giật: Nguy
cơ điện rò ra vỏ mô tơ, hỏng cách điện dây dẫn, ...
2.
QUY TẮC AN TOÀN LÀM VIỆC VỚI BÌNH KHÍ NÉN
Các bình trước
khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định KTAT, đăng
ký sử dụng theo quy định. Người sử dụng thiết bị
phải giao trách nhiệm quản lý bình khí nén cho cán
bộ quản lý thiết bị bằng văn bản.
Việc vận hành
các bình chỉ được giao cho những người từ 18 tuổi
trở lên, có đủ sức khỏe, đã được huấn luyện và sát
hạch đạt yêu cầu về kiến thức chuyên môn, quy trình
KTAT vận hành thiết bị chịu áp lực và phải được
người sử dụng lao động giao trách nhiệm bằng văn bản.
Trên bình khí
nén phải có đủ các thiết bị an toàn sau:
Van an toàn :
lắp đúng theo thiết kế. Không cho phép làm giảm diện
tích lỗ thoát hơi của van an toàn.
Áp kế: mỗi bình
phải trang bị một áp kế có thang đo phù hợp, áp kế
phải được kiểm định và niêm chì hàng năm.
Bình khí nén
phải đặt xa nguồn nhiệt ít nhất 5 mét, không đặt ở
những nơi dễ cháy, nổ.
Không cho phép
đặt trong hoặc gần kề những nhà có người ở, những
công trình công cộng hoặc công trình sinh hoạt:
Các bình có chứa
các môi chất không ăn mòn, độc hoặc cháy nổ có tích
số PV > 10000 (P tính bằng Kg/cm2, V tính
bằng lít)
Các bình có chứa
môi chất ăn mòn, độc hoặc cháy nổ có PV > 500.
Đối với bình
chứa không khí nén di động: Không được tự ý dời chỗ
đặt máy và sử dụng máy vào mục đích khác mà không
được sự đồng ý của người quản lý thiết bị. Trước khi
di chuyển bình phải cắt nguồn điện và xả hết áp suất
trong bình.
3.
Kiểm tra bình khí nén khi đang hoạt động
- Người trực tiếp vận
hành bình phải thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt
động của bình, sự hoạt động của các dụng cụ kiểm tra
đo lường: áp kế, van an toàn, rơ le khống chế áp
suất. Vận hành bình một các an toàn theo đúng quy
trình của đơn vị.
- Vào đầu ca vận hành,
khi áp suất trong bình đạt 0,5 (1kg/cm2,
công nhân vận hành cần kéo nhẹ van an toàn để thông
van an toàn và mở van xả đáy để xả nước ngưng hoặc
dầu đọng lại dưới đáy bình. Sau mỗi ca làm việc phải
xả các chất cáu cặn và nước đọng ở trong bình.
- Định kỳ rửa sạch
lưới lọc gió của máy nén ít nhất hai tháng một lần
để đề phòng bụi và tạp chất lọt vào theo đường hút
vô máy.
4.
Cấm
1.Hàn, sửa chữa bình
và các bộ phận chịu áp lực của bình trong khi bình
đang còn áp suất.
2.Chèn hãm, thêm vật
nặng hoặc dùng bất cứ biện pháp gì thêm tải trọng
của van an toàn khi bình đang hoạt động.
3.Sử dụng bình vượt
quá thông số kỹ thuật do cơ quan kiểm định kỹ thuật
an toàn cho phép đối với thiết bị.
Cho máy vào hoạt động
khi chưa lắp nắp bao che curoa truyền động, khi van
an toàn không hoàn hảo, khi áp kế và rơ le hoạt động
không chính xác.
5.
PHẢI LẬP TỨC ĐÌNH CHỈ SỬ DỤNG BÌNH KHÍ NÉN TRONG CÁC
TRƯỜNG HỢP SAU
a.Khi áp suất trong
bình tăng quá mức cho phép mặc dù các yêu cầu khác
quy định trong quy trình vận hành bình đều bảo đảm.
b.Khi các cơ cấu an
toàn không hoàn hảo.
c.Khi phát hiện thấy
các bộ phận chịu áp lực chính của bình có vết nứt,
phồng, gỉ mòn đáng kể, xã hơi, nước ở các mối nối,
mối hàn, các miếng đệm bị xé,...
d.Khi xảy ra sự cháy
đe dọa đến bình đang có áp suất.
e.Khi áp kế hư hỏng và
không có khả năng xác định áp suất trong bình bằng
một dụng cụ nào khác. Những trường hợp khác theo quy
định trong quy trình vận hành của đơn vị.
6.
NGUYÊN NHÂN CÁC VỤ TAI NẠN LAO ĐỘNG TRÊN
Thiết bị bình chứa khí
nén không an toàn:
Các bình chứa khí nén
không được kiểm định kỹ thuật an toàn, không đăng ký
sử dụng.
Các bình đã được sửa chữa lại không đúng tiêu chuẩn
kỹ thuật an toàn bình chịu áp lực, trên bình không
có áp kế, van an toàn. Bình chứa CO2 bị
nổ toàn bộ đường hàn đáy bình. Thành bình chứa không
khí nén bị ăn mòn, chỗ mỏng nhất chỉ còn dày khoảng
1mm (bình khí nén được thiết kế có bề dày thân bình
3,5cm). Các bình chứa khí nén bị nổ do không chịu
được áp suất làm việc của bình.
Bình chứa khí nén: Chức năng chính của Bình chứa khí
nén là tích trữ lượng khí nén mà máy nén khí sẽ nén
lên với áp suất đặt sẵn, sau đó cung cấp lại cho hệ
thống khi có nhu cầu sử dụng, nhằm duy trì áp suất
làm việc trong hệ thống không giảm xuống một cách
đột ngột gây ảnh hưởng đến quá trình làm việc của
thiết bị và máy móc sử dụng khí nén.
Bình
chứa khí nén 500L, Bình chứa khí nén 0,5m3, Bình chứ
khí nén 700L, Bình chứa khí nén 0,7m3, Bình chứa khí
nén 1000L, Bình chứa khí nén 1m3, Bình chứa khí nén
1200L, Bình chứa khí nén 1,2m3, Bình chứa khí nén
1500L, Bình chứa khí nén 1,5m3, Bình chứa khí nén
2000L, Bình chứa khí nén 2m3, Bình chứa khí nén
3000L, Bình chứa khí nén 3m3, Bình chứa khí nén
5000L, Bình chứa khí nén 5m3, Bình chứa khí nén
7000L, Bình chứa khí nén 7m3, Bình chứa khí nén
10.000L, Bình chứa khí nén 10m3, Bình chứa khí nén
20.000L, Bình chứa khí nén 20m3, Bình chứa khí nén
30.000L, Bình chứa khí nén 30m3, Bình chứa khí nén
50.000L, Bình chứa khí nén 50m3, Bình chứa khí nén
100.000L, Bình chứa khí nén 100m3,..
CÔNG TY
CỔ PHẦN MÁY NÉN KHÍ HÀ NỘI
HA NOI AIR COMPRESSOR.,JSC
Trụ sở
chính:
Số
240 Cổ Nhuế - Quận Bắc Từ Liêm - Hà Nội
Tel: (04)-37 525 347 / 37 525 348 - Fax: (04)-37 525
349
Hotline:
0914.876 555 / 0946.442 555 /
0946.440
666
Email:
maynenkhihanoi@gmail.com
CN Quảng
Ngãi: Số
238 Trần Hưng Đạo - P. Nghĩa
Lộ - TP. Quảng Ngãi
Hotline:
09359.777.15
Email:
maynenkhimientrung@gmail.com
CN TP HCM:
Số 168A Man Thiện -P.Tăng Nhơn Phú A -Quận 9 -TP.HCM
Hotline:
0929.133.139
Email:
maynenkhimiennam@gmail.com
Máy nén khí
Máy nén khí là các máy móc (hệ thống cơ học) có
chức năng làm tăng áp suất của chất khí. Các máy
nén khí dùng để cung cấp khí có áp suất cao cho
các hệ thống máy công nghiệp để vận hành chúng,
để khởi động động cơ có công xuất lớn, để chạy
động cơ khí nén hoặc các máy móc, thiết bị của
nhiều chuyên ngành khác...
Máy nén khílà các máy móc (hệ thống cơ học) có
chức năng làm tăng áp suất của chất khí. Các máy
nén khí dùng để cung cấp khí có áp suất cao cho
các hệ thống máy công nghiệp để vận hành chúng,
để khởi động động cơ có công xuất lớn, để chạy
động cơ khí nén hoặc các máy móc, thiết bị của
nhiều chuyên ngành khác...
Các loại máy nén khí theo cơ chế hoạt động:
Máy nén khí chuyển động tròn:
Máy nén khí sử dụng chuyển động tròn của trục
vít sử dụng 2 buli được nối vào 2 trục vít ép
khí vào trong thể tích nhỏ hơn. Chúng được sử
dụng rộng rãi khi cần làm việc liên tục trong
thương mại lẫn trong công nghiệp, và có thể để
cố định hoặc di chuyển. Khả năng làm việc của
chúng có thể dao động từ 5 đến trên 500HP, từ áp
suất thấp đến áp suất rất cao (8,3 MPa).
Loại này được sử dụng để cấp khí nén cho nhiều
loại máy công cụ. Chúng cũng có thể sử dụng cho
những động cơ có bơm tăng áp suất khí nạp như
ôtô hoặc máy bay.
Máy nén khí chuyển động tịnh tiến:
Máy nén khí chuyển động tịnh tiến sử dụng piston
điều khiển bằng tay quay. Có thể đặt cố định
hoặc di chuyển đuợc, có thể sử dụng riêng biệt
hoặc tổ hợp. Chúng có thể điều khiển bởi động cơ
điện hoặc động cơ đốt trong.
Máy nén khí sử dụng piston tịnh tiến loại nhỏ có
công suất từ 5-30 mã lực thường được sử dụng
trong lắp ráp tự động và trong cả những việc
không chuyển động liên tục.
Những máy nén khí loại lớn có thể có công suất
lên đến 1000 mã lực được sử dụng trong những
ngành láp ráp công nghiệp lớn, nhưng chúng
thường không được sử dụng nhiều vì có thể thay
thế bằng các máy nén khí sử dụng chuyển động
tròn của bánh răng và trục vít với giá thành rẻ
hơn. Áp suất đầu ra có tầm dao động từ thấp đến
rất cao (>5000 psi hoặc 35 MPa).
Máy nén khí đối lưu:
Máy nén khí đối lưu sử dụng hệ thống các cánh
quạt trong rotor để nén dòng lưu khí. Cánh quạt
của stator cố định nằm phía dưới của mỗi rotor
lại đẩy trực tiếp dòng khí vào hệ thống những
cánh quạt của rotor tiếp theo. Vùng không gian
của đường đi không khí ngày càng giảm dần thông
qua máy nén khí để tăng sức nén. Máy nén khí
theo phương pháp nén khí đối lưu thường được sử
dụng khi cần dòng chuyển động cao ví dụ như
trong những động cơ turbine lớn. Hầu như chúng
được sử dụng nhiều máy trong một dây chuyền.
Trường hợp tỉ lệ áp suất dưới tỷ lệ 4:1, để tăng
hiệu quả của quá trình hoạt động người ta thường
sử dụng những điều chỉnh về hình học.
Máy nén khí ly tâm:
Máy nén khí ly tâm sử dụng đĩa xoay hình cánh
quạt hoặc bánh đẩy để ép khí vào phầm rìa của
bánh đẩy làm tăng tốc độ của khí. Bộ phận khuếch
tán của máy sẽ chuyển đổi năng lượng của tốc độ
thành áp suất. Máy nén khí ly tâm thường sử dụng
trong ngành công nghiệp nặng và trong môi trường
làm việc liên tục. Chúng thường được lắp cố định.
Công suất của chúng có thể từ hàng trăm đến hàng
ngàn mã lực. Với hệ thống làm việc gồm nhiều máy
nén khí ly tâm, chúng có thể tăng áp lực đầu ra
hơn 10000 lbf/in² (69 MPa).
Nhiều hệ thống làm tuyết nhân tạo sử dụng loại
máy nén này. Chúng có thể sử dụng động cơ đốt
trong, bộ nạp hoặc động cơ tua-bin. Máy nén khí
ly tâm được sử dụng trong một động cơ tua-bin
bằng gas nhỏ hoặc giống như là tầng nén khí cuối
cùng của động cơ tua-bin gas cỡ trung bình.
Máy nén khí dòng hỗn hợp:
Máy nén khí nén dòng hỗn hợp cũng tương tự như
là máy nén khí ly tâm, nhưng vận tốc đối xứng
tại lối từ rotor. Bộ khuyếch tán thường sử dụng
để biến dòng khí hỗn hợp thành dòng khí đối lưu.
Máy nén khí nén dòng hỗn hợp có một bộ khuyếch
tán đường kính nhỏ hơn của máy nén khí ly tâm
tương đương.
Máy nén khí dạng cuộn:
Máy nén khí dạng cuộn, tương tự như một thiết bị
quay sử dụng bánh vít, nó bao gồm 2 cuộn lá chèn
hình xoắn ốc để nén khí. Áp suất khí ra của nó
không ổn định bằng của máy nén khí sử dụng bánh
vít thông thường nên ít được sử dụng trong công
nghiệp. Nó có thể sử dụng giống như một bộ nạp
tự động, và trong hệ thống điều hòa không khí.
Máy nén khí màng lọc:
Máy nén khí có màng lọc sử dụng để nén khí hydro
và nén khí đốt thiên nhiên. Máy nén khí thông
thường được đặt phía trên những bình chứa để giữ
khí nén. Thường là máy nén khí có dầu hoặc dầu
tự do đều được sử dụng nhiều vì dầu sẽ xâm nhập
vào dòng khí. Nhưng trong trường hợp máy nén khí
cho thợ lặn thì 1 số lượng dầu dù là nhỏ nhất
cũng không thể chấp nhận.
|